Chuyển đổi số đã tạo ra những tác động tích cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng, cải thiện chất lượng sản phẩm và chất lượng trải nghiệm của người tiêu dùng, hỗ trợ canh tác và sản xuất bền vững, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn, năng suất hơn và kết nối hơn cho nhân viên.
Nestlé Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc phát triển của công ty vào thời điểm đại dịch. Tới thời điểm hiện tại, Nestlé đã đầu tư 730 triệu USD vào Việt Nam với các dự án mở rộng và phát triển quy mô sản xuất tại địa phương.
Giám đốc nhà máy Nestlé Bông Sen tại tỉnh Hưng Yên chia sẻ rằng
tầm nhìn của Nestle là trở thành một công ty phát triển bền vững hàng đầu tại địa phương trong việc đổi mới, chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững. Ứng dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo trong sản xuất là để dẫn đầu.
“Thà để lợi nhuận ròng của công ty giảm đi để công nghệ được phát triển”:
Về chuyển đổi kỹ thuật số, Nestlé tiếp cận các cơ hội với nguyên tắc “thà để lợi nhuận ròng của công ty giảm đi để công nghệ được phát triển”. Cần ưu tiên số hóa dữ liệu để nắm rõ cơ hội trước khi đầu tư vào các thiết bị tiên tiến. Điều quan trọng nhất trong chiến lược chuyển đổi số là trang bị và phát triển các kỹ năng cần thiết để nhân viên tiếp cận và làm chủ công nghệ.
Ví dụ, nhà máy Nestlé Bông Sen đang sử dụng:
- Robot và tự động hóa để giảm thiểu lỗi của con người và nâng cao năng suất. - Công nghệ VR đã được áp dụng trong đào tạo và làm việc từ xa là một phần của nỗ lực xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật số.
Kết quả đạt được, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới giúp nhà máy cắt giảm 60% các công đoạn không mang lại giá trị và công việc bàn giấy.
Năm nền tảng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Nestlé Việt Nam đã và sẽ bao gồm:
- Định hướng chiến lược
- Quản trị tập trung
- Hạ tầng IT/OT
- Nhân lực trình độ cao
- Liên kết hỗ trợ
Dịch từ nguồn: Vietnam Investment Review
Comments